Trẻ tự kỷ theo bản năng tự nhiên thích đi ra ngoài khỏi nơi ở, trường học, lớp học, hoặc đi theo lối đi thường ngày, hoặc đi một cách bất định , rất nguy hiểm.
Làm gì để tránh nguy cơ trẻ tự kỷ đi thang lang:
- Người chăm sóc và giáo dục trẻ ( gia đình, học đường ) “dán mắt vào trẻ”, theo dõi 100% thời gian vào trẻ vì trẻ có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
- Nếu có điều kiện thiết lập hệ thống báo động điện tử theo dõi trẻ từ cổng ra vào. Khoá cẩn thận cổng ra vào khi trẻ đang chơi trong nhà, trong sân.
- Quan hệ tốt với người hàng xóm gần nhà nhờ giúp đỡ báo cho biết khi thấy trẻ ra bên ngoài cổng.
- Trên áo, ba lô của trẻ đi học đều ghi tên tuổi trẻ, dạng khuyết tật, hình của trẻ, số điện thoại của cha mẹ hoặc người chăm sóc thường xuyên trẻ hoặc của nhà trường trẻ đang theo học.
- Quan hệ tốt với tổ dân phố, dân phòng, công an khu vực giúp đỡ khi cần thiết.
- Đi vào chỗ đông người, ồn ào như hội chợ, công viên vui chơi lớn như Đầm Sen, Suối Tiên, cần người trông trẻ để trẻ không vượt ra khỏi tầm tay của mình.
- Khi khẩn cấp, gọi 113, gọi công an phường báo cáo trẻ đi lang thang kèm theo ảnh của trẻ, số điện thoại của cha mẹ, nhà trường trẻ dang theo học.
Làm gì để phòng tránh trẻ tự kỷ đi lang thang:
- Nhà trường, giáo viên dạy kỹ năng tương tác, giao tiếp cho trẻ để trẻ có thể trả lời khi được hỏi,
- Mở lớp huấn luyện cho phụ huynh tích cực dạy trẻ về các hành vi của trẻ, cảnh giác nguy cơ trẻ đi lang thang.
- Dạy trẻ biết dừng lại khi thấy có bảng STOP, Đèn xanh được phép đi và Đèn đỏ phải biết dừng.
TRƯỜNG GIÁO DỤC CHUYÊN BIỆT
KHAI TRÍ