Thư gửi các em sinh Củ Chi

Bà Vũ Thị Dung người Canada gốc Việt. Trước năm 1975 bà đã từng làm công tác xã hội, sau đó định cư tại Canada tốt nghiệp thạc sĩ về công tác xã hội tại Canada, khi hưu trí đã học thêm về can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ, nay bà đang cộng tác với Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kim Anh hiệu phó trường Cao đẳng sư phạm Trung ương tại Tp Hồ Chí Minh để xây dựng chương trình dạy kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non.

Bà đã đến và cùng làm việc với Trung tâm Khai Trí, dưới đây là bài cảm nhận của bà đối với đội ngũ thầy cô giáo tại trung tâm HTPTGDHN Khai Trí.

 

Thân gửi các em thân mến của Trung Tâm Củ Chi, cùng kính gửi cô Thùy, chú Điền và bác Mẫm, Các thầy cô thân mến, cô Hảo, thầy Chánh, thầy Đức, cô Tâm, thầy Uy, thầy Đông, thầy Trung, cô Anh, thầy Lợi, cô Giáo, cô Huế, cô Nga, cô Hồng, cô Yến, cô Nghi, cô Chi, cô Hằng, cô Vân, chú Thịnh, Vĩ Thành, còn nhiều em nữa mà xin lỗi, cô chưa nhớ hết tên được… Ba ngày ở Củ Chi, sống trải nghiệm với các em và các trẻ tự kỷ với nhiều hành vi khó khăn đã cho cô một ấn tượng khó quên. Cô viết ra chia sẻ với các em trong khi cảm xúc còn nóng hổi. Trước hết lời biết ơn đến cô Thùy, chú Điền và bác Mẫm đã cho cô cơ hội đến trải nghiệm với các em, các trẻ tự kỷ; cung cấp cho cô chu đáo việc ăn ở tá túc ở đây; và nhất là sự săn sóc ân cần chu đáo của các thầy cô, chú y tá Phát và nhà bếp, khi cô bị ốm bữa thứ ba vừa qua. Tối hôm qua khi cô trở về Bình Thạnh, trong căn phòng của Ban Giám Hiệu ở đây cho tạm trú, ngoài chú bảo vệ, chỉ một mình cô, trong tĩnh lặng quen thuộc, cô đã không thức khuya làm việc vi tính như bình thường, mà sau khi giặt giũ, cô đã giăng mùng đi ngủ. Nằm xuống, tự nhiên nước mắt lăn chảy… cô đã nhớ các em, các bé ở Củ Chi vô cùng và mong trở lại. Cô biết đó là cảm xúc mạnh, đồng cảm với các em, các bé, nên cô để cho mình thoải mái với xúc cảm. Rồi cô viết thư này chia sẻ với các em. Thương qúy các em rất nhiều, nghĩ và nhớ đến các em, cô thầm vui, lòng thương dâng tràn. Cô thật ấn tượng khi thấy các em lăn lóc vào những chỗ khó khăn nhất, quên đi những nhu cầu mong muốn riêng tư của mình, để hoà mình vào một cuộc sống do công tác xã hội với trẻ tự kỷ - và chớm tâm thần - đòi hỏi, 24 giờ một ngày, ăn chung, ngủ chung, dạy dỗ các trẻ trong các lớp học/ phòng cư trú luôn của các em và thầy cô. Cô cảm động làm sao, các em đúng là đồng nghiệp của cô. Các trẻ đây đâu phải các trẻ bình thường như chúng ta. Chúng có những khó khăn do bẩm sinh, từ gen. Chúng có lúc ngây thơ hồn nhiên như thiên thần, nhưng cũng có lúc bùng nổ, la hét, cào cắn cấu các con. Vậy mà cô thấy sự kiên nhẫn chịu đựng nét mặt thanh thản, tươi cười của các con cô khâm phục biết bao. Mỗi ngày các con làm việc suốt, cô chưa hỏi các con có mệt không, chắc hẳn là mệt lắm chứ. Các con từ khắp các nẻo đường của đất nước, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng… cô chưa có thì giờ để hỏi hết và chấm lên bản đồ quê hương của cô. Thời chiến tranh đất nước phân đôi, ước mơ lớn nhất của cô là sao cho hoà bình để mình trước hết được về quê cha mẹ ở Hà Đông và Bắc Ninh và sau đó đi suốt nước Việt Nam hình chữ S. 2 Các con gợi lại cho cô gợi lại cho cô tuổi trẻ của cô cũng giống các con, chỉ khác là ngày xưa, thời chiến tranh, cô đã chọn như các con, đi vào những vùng xa xôi mà chiến tranh đã tàn phá, oanh tạc như Gio Linh, Đông Hà, Cưả Việt, Hải Lăng, Trà Lộc rồi Phong Điền, Thưà Thiên, Điện Bàn, Sơn Trà, Đại Lộc, rồi Phú Mỹ, Sơn Mỹ, Đức Phổ, Cam Ranh… vào tới Khánh Hoà, Quảng Khánh, Quảng Phước, Hóc Môn, Cai Lậy, Trảng Bàng, Tây Ninh… ôi, cô sung sướng được đi khắp các nẻo đường quê hương miền Nam. Đi làm làng, đi cứu lụt, khai phá các vùng không ai ở rất cực khổ, làm được thì ít, nhưng được nuôi nấng tình người thì rất nhiều. Cô say sưa kể lại cho các con những kỷ niệm dấn thân, vì cô thấy các con giống cô, mình đồng cảm với nhau, chia sẻ những ngọt bùi với nhau, tương trợ nhau. Cô biết công việc các con thật khó. Các con tốt nghiệp chỉ có một mớ vốn liếng công tác xã hội, giáo dục mầm non chuyên biệt, đâu đã hiểu biết gì về tự kỷ. Thế mà bây giờ các con làm việc đương đầu với những trường hợp thật khó nhất. Hỗ trợ các con có bác Mẫm, cô Thùy, thầy Điền… tất cả các bác các cô, kể cả cô, cũng còn đang ra công vất vả, lõm bõm đi tìm tất cả những trị liệu, can thiệp cho các bé này để truyền cho các con. Tình thương, đồng cam cộng khổ của các con thật lớn, cô khen ngợi và tán thán. Cô biết các con làm việc 24/24 giờ một ngày, đồng lao cộng khổ với các trẻ, diù dắt chúng từng bước, đúng là dầm mưa dãi nắng với chúng thay vì đi tìm các thu hút hào nhoáng náo nhiệt của đô thị. Cô nằm mà chảy nước mắt, vì thương các con lao khổ, các con cũng đi tìm sinh sống, đi tìm một nghề nghiệp, trong bối cảnh của đất nước hoà bình, mà đất nước chưa hỗ trợ cho các con một tương lai tươi sáng hơn. Ngày nay các con không phải chứng kiến bom đạn chết chóc của chiến tranh, nhưng các con vẫn thấy chân trời xa vẫn còn mù mịt, và trước mắt vẫn còn bóng tối mờ mịt. Cô rất cảm động thấy cô Thùy chú Điền đã cùng bác Mẫm tâm huyết công và của mở ra trung tâm hoà nhập Củ Chi này với bao nhiêu vất vả. Để hôm nay các trẻ và mọi người có một không gian thoáng mát hơn đô thị chen chúc, khói xăng ô nhiễm. Phòng ốc rộng rãi, thoáng ráo. Trang bị tạm đầy đủ các vi tính, máy vận động, phòng tâm vận động, sân chơi, quán hợp tác xã với quán giải trí cho các trẻ. Có thêm trại nuôi một vài con cừu, dê, nai, bò, ngỗng và gà, có cả chó con lẫn mèo con, người và vật không xa cách nhau như ở đô thị. Đây là một vùng trời tươi sáng hơn, có không gian thoải mái để các con thể hiện “nghề nghiệp của trái tim” và làm công việc xã hội, đúng theo nghĩa của từ “công tác xã hội”, giúp các bé tự kỷ và mang đến cho các gia đình niềm tin yêu và săn sóc. Cô hiểu được nỗi lo âu của cha mẹ, của bác Mẫm, cô Thùy, thầy Điền cũng như tất cả các con về những phương pháp trị liệu, can thiệp, giáo dục nào phải có để có thể giúp tốt được các trẻ khó khăn này, và rất thương. Cô thiết nghĩ sự có mặt để chia sẻ của chúng ta và đóng góp đã là chất liệu quan trọng nhất cho phương pháp rồi. Rồi chúng ta sẽ cùng học hỏi, cùng tìm tòi ra những phương pháp, tất nhiên từ thông tin, nghiên cứu, nhưng cô nghĩ những tiếp xúc tương tác hằng 3 ngày với các bé, tương trợ các cha mẹ, đồng nghiệp, đó cũng chính là phương pháp đưa tới những phương pháp trị liệu, can thiệp và giáo dục mà chúng ta cùng đi tìm. Đến đây cô tạm ngưng nhé, chúc tất cả các con nhiều sức khoẻ, nghị lực, tin yêu trong công tác. Cô sẽ cùng tất cả đi tìm hiểu mỗi ngày, và có gì hay sẽ lần lượt sẽ chia sẻ thêm.

Hiểu và thương các con thân mến,

cô Dung

Đại biểu Quốc hội lập trường nuôi trẻ đặc biệt

- Chứng kiến những hình ảnh thầy cô nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Khai Trí (xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP.HCM) mới thấy nghề giáo lắm gian nan…

Những thầy cô đặc biệt

Tôi đứng trước cửa lớp nhìn vào. Bên trong, 8 đứa trẻ chừng 6 - 7 tuổi, đứa ngồi trên ghế, đứa đi vòng vòng. Ở góc phòng, một thầy và 2 cô giáo trẻ đang gắp thức ăn bỏ vào từng chén cơm trộn lên. Cơm được bưng ra bàn và thầy cô giáo mời từng em ngồi vào ghế. 8 em nhìn về 8 hướng bằng đôi mắt thất thần . . .

"Ăn đi các em” - cô giáo nhắc. Có em cầm lấy muỗng. Có em ngồi ngơ ngác. Có em gục đầu . . . Thầy cô giáo ngồi sát bên dỗ dành. Từng cử chỉ, từng lời nói của các thầy cô giáo đến từng em mang theo nhiều yêu thương và cảm thông.

Nỗi khổ của phụ huynh có con tự kỷ không sao kể hết

LTS: Tự kỷ là nỗi đau, là sự khủng hoảng rất lớn cho bất cứ gia đình nào có con em mắc phải. Việc phát hiện và can thiệp sớm đóng vai trò quan trọng đến sự hòa nhập của trẻ tự kỷ với cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống y tế - giáo dục để chẩn đoán và điều trị hiện đang quá tải. Cơ hội của nhiều em đã bị bỏ qua...

Sau nhiều lần đưa con đi khám ở thành phố, vợ chồng anh Hồ Quang Dũng (Bà Rịa-Vũng Tàu) mới biết được con mình có dấu hiệu tự kỷ và được khuyên nên cho cháu đi học ở trường chuyên biệt.

Đến TP ở trọ để nuôi dạy con tự kỷ

"Lúc hai tuổi, con tôi không biết nói mà lại có những cử chỉ lạ như hay đi nhón chân, nhiều khi đứng một chỗ quay vòng vòng mấy chục vòng không té. Trò chơi cháu thích nhất là xé giấy, có thể xé một đống giấy rồi ngồi cả buổi chỉ để bỏ giấy vào tô rồi lại đổ ra chén sau đó lại đổ vào tô. Cháu không biết kiềm chế bản thân, khi gặp đèn đỏ dừng lại là cháu liên tục đập đầu vào xe, không nghe giải thích" - anh Dũng kể.

Khi phát hiện, cháu đã năm tuổi, ở quê không có trường dành riêng cho trẻ tự kỷ nên vợ chồng anh Dũng bỏ hết việc, đóng cửa nhà để đến TP.HCM thuê nhà, xin cho con vào học tại Trường chuyên biệt Khai Trí. Anh Dũng phụ trách đưa đón con và chăm sóc sau giờ rời lớp. Ngoài ra, anh sưu tầm các loại sách báo về tự kỷ về đọc, nghe nơi đâu có tọa đàm về trẻ tự kỷ là anh tìm đến. Gánh nặng kinh tế dồn hết lên vai mẹ của bé.

13-chot qqut

Bà Dương Thị Thương rạng ngời hạnh phúc khi thấy cháu ngoại biết chào cô khi đến trường. Ảnh: T.MẬN

Trường chuyên biệt Khai Trí mỗi sáng đều có những ánh nhìn khắc khoải của cha mẹ khi tiễn con cháu vào lớp. Rất nhiều trong số họ là người ở tỉnh, về thành phố thuê nhà trọ để lo cho con cháu.

Hai vợ chồng bà Dương Thị Thương cũng vậy, bỏ mọi thứ ở quê nhà Tiền Giang để lo cho cháu ngoại bốn tuổi. Mắt bà rạng ngời hạnh phúc khi thấy Khôi, đứa cháu ngoại vòng tay nhìn vào mắt cô giáo và nói: "Chào cô". Trước đây, cháu không bao giờ nhìn vào mắt người khác, gọi tên cũng không quay lại, không nói chuyện với ai cả, chơi đồ chơi toàn muốn chơi quay tròn. Bà Thương thậm chí còn cầu nguyện cho mình giảm tuổi thọ để mong đánh đổi cho cháu được tiến bộ như bao đứa trẻ khác.

Tự kỷ theo con

Trước cổng Trường Gia Định thường xuyên có từng nhóm phụ huynh ngồi chuyện trò với nhau về con mình để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi với giáo viên, chờ đón con về nhà dạy tiếp.

Chị Dương Thị Thu Tâm đã có 10 năm đưa đón con tại cổng trường này. Chị kể: "Khi cháu Lý hơn ba tuổi, vào năm 2004, tôi mới biết trên đời này có chứng bệnh tự kỷ. Lúc đó, cháu không nói được, bị tăng động, cứ lăng xăng hoạt động suốt ngày, tôi đưa cháu vô một trường mầm non vì nghĩ con sẽ nghe lời cô giáo. Ai ngờ vô học thì cô giáo nói cháu bị tâm thần, nhà trường cho nghỉ học. Tôi đi khám bệnh, người ta cho uống thuốc tâm thần, về cứ uống vào cháu lại lăn ra ngủ một cách mệt nhọc. Vài ngày sau, tôi không dám cho cháu uống thuốc nữa mà đưa đi khám ở BV Nhi đồng 2. Lúc đó bác sĩ nói cháu bị tự kỷ". Tám tuổi, cháu Lý mới biết nói với mẹ một câu thể hiện nhu cầu của mình: "Cho con tăm bông". Lúc đó, bao nhiêu khó nhọc chất chồng lâu nay bay đâu hết, người mẹ ôm con khóc nức nở vì vui. Nay cháu đã 14 tuổi, biết đi tiểu tiện đúng chỗ, biết nói bập bẹ nhu cầu của mình như đói thì đòi ăn, khát thì đòi uống, không còn cáu gắt nổi giận như trước. Chỉ chừng đó thôi mà chị Tâm đã cảm thấy mình là một người mẹ hạnh phúc nhất trong những người có con tự kỷ.

Tại Trường chuyên biệt Gia Định, các phụ huynh chơi với nhau rất gắn kết. Chị Đỗ Thị Thanh, mẹ cháu Thông (10 tuổi), tâm sự rằng lúc đầu khi biết con tự kỷ chị đã rất hốt hoảng, chơi vơi, thậm chí tự kỷ theo con. Khi tìm đúng trường cho con, chị thấy các phụ huynh đều có chung một điểm là ai cũng stress vì chứng tự kỷ của con. Trẻ tự kỷ không chơi được với ai, các phụ huynh đồng cảnh tìm đến chơi với nhau. Cuối cùng họ tìm ra phương thuốc tốt nhất là các gia đình thường xuyên đưa các trẻ này đi chơi cùng với nhau để tăng khả năng giao tiếp ở con, đồng thời giảm stress cho cha mẹ để có sức dìu dắt trường kỳ con mình.

"Một tháng đầu sau khi biết con mắc chứng tự kỷ, tôi đã sụt hết 5 kg. Ai cũng tìm đủ mọi cách để chữa trị cho con, mong con có tiến triển và rất mệt mỏi trong suốt quá trình dìu dắt chúng. Khi đi nghe lớp chuyên đề về trẻ tự kỷ, phụ huynh chúng tôi mới biết rằng để trị bệnh cho con thì trước tiên phải trị bệnh cho cha mẹ. Cha mẹ đừng nôn nóng mong chờ sự tiến bộ của con, chỉ cần con không quậy phá, con biết bày tỏ cảm xúc, biết nói lên nhu cầu là hạnh phúc lắm rồi. Muốn vậy mình phải yêu thương con vô điều kiện" - chị nói.

Cũng có những trẻ có tiến bộ vượt trội, như trường hợp của cháu Khánh, con anh Dũng đã nói ở trên. Anh xúc động nhớ lại: "Sau năm tháng đi học, năm tuổi rưỡi, con tôi nói được hai từ: "Chào cô". Vợ chồng tôi mừng khôn tả. Đến hơn sáu tuổi, một hôm tôi chở con đến ngã tư thì gặp đèn đỏ nên dừng lại, cháu không còn đập đầu xuống xe nữa mà lại nói với ba: "Ba ơi, đèn đỏ. Dừng lại!". Tôi chưa kịp hoàn hồn thì cháu nói: "Đèn xanh. Đi đi ba!". Tôi mừng đến chảy nước mắt, run tay không lái xe được luôn. Gọi ngay cho vợ để báo rằng con mình biết nhận thức và diễn đạt được rồi".

THANH MẬN

Trích dẫn báo PHÁP LUẬT (http://plo.vn/ho-so-phong-su/nhoc-nhan-cham-tre-tu-ky-bai-1-kho-nhu-nguoi-co-con-tu-ky-485558.html)