Rất nhiều người nhận thức sai về tự kỷ

“Bác sĩ ơi, bạn em học lớp 9, đang bình thường bỗng nhiên bị bệnh tự kỷ. Nó không muốn nói chuyện, không chơi với ai, suốt ngày rúc trong phòng...”.

h1 areo

Hiệu trưởng Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí Võ Thị Thùy, bác sĩ Lâm Hiếu Minh và bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch HĐQT Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí chia sẻ những vấn đề về tự kỷ

Bác sĩ Lâm Hiếu Minh, Khoa Sức khỏe tâm trí - Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, cho biết hiện có rất nhiều người quan niệm sai lệch như trên về hội chứng tự kỷ.

Hội thảo xây dựng TP HCM thành thành phố học tập

Trẻ rối loạn tự kỷ

Điều kiện và giải pháp cho trẻ hòa nhập cộng đồng.

Th.s Huỳnh Ngọc Điền

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) là cách gọi để mô tả một nhóm các hội chứng rối loạn thâm nhập toàn bộ sự phát triển (pervasive developmental disorders) với khiếm khuyết chủ yếu trong các lãnh vực sau đây:

hoithao1 hoithao2

1.Quan hệ Giao tiếp: Thái độ hờ hững; Không chơi đùa với các trẻ em khác; Chỉ tham gia khi có người lớn thúc giục và giúp đỡ.

2.Truyền đạt: Bày tỏ ước muốn bằng cách kéo tay người lớn; Lặp lại lời nói – “nói vọng” lại lời người khác mà không hiểu; Nói không ngừng nghỉ về một đề tài nào đó.

3.Trí tưởng tượng / Tính linh hoạt của khả năng Suy nghĩ: Chơi một mình, lặp đi lặp lại; Cười to hoặc cười khúc khích không hợp lúc; Có thể làm vài việc gì đó rất giỏi.

4.Khả năng sinh hoạt và niềm vui thích hạn hẹp: Những cử động thân thể bất thường, lạ lùng; Các hành vi như bị ám ảnh; Chống đối với thay đổi.

CÓ MỘT NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT DÀNH CHO TRẺ ĐẶC BIỆT

Trường Khai Trí dạy trẻ tự kỷ qua cách nhìn của 2 chuyên gia.

CÓ MỘT NGÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT DÀNH CHO TRẺ ĐẶC BIỆT

Dr. Oleg Levashov & My Nguyen

(Viện nghiên cứu Thần kinh Liên bang Nga và Trung tâm Dưỡng thân – Dưỡng tâm)

Chúng tôi đến trò chuyện với các thầy cô giáo của Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí vài ngày trước khi cả nước mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2018. Đa số các thầy cô còn rất trẻ, nét mặt nụ cười tươi sáng bên cạnh sự dìu dắt của Ban giám hiệu và các giáo viên lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm trong việc nuôi dạy các trẻ có hội chứng tự kỷ và các rối loạn phát triển khác.

Khi quyết định theo học ngành Giáo dục chuyên biệt này, chắc hẳn các thầy cô đã tự xác định “con đường dấn thân không bằng phẳng” của mình để cùng “các học trò đặc biệt” của mình lớn lên trên “con đường không phải lúc nào cũng êm xuôi”.

Vậy mà, chúng tôi nhìn thấy và cảm nhận được sức lực và tinh thần làm việc “không giới hạn” của các thầy cô và ban giám hiệu ở ngôi trường ấy.