THÀNH PHẦN CỦA GẠO LỨT
Gạo lứt là hạt gạo lấy từ hạt lúa được xay bỏ vỏ bên ngoài, còn lại lớp mỏng bên trong l chất cám gạo, mầm gạo ở đầu và lõi gạo bên trong. Có loại gạo lứt trắng ngà và gạo lứt đỏ. Chính mầm lúa và phần cám bao quanh lõi gạo có giá trị dinh dưỡng, trị liệu. Còn gạo đã được xay trắng đã làm mất đi mầm và cám, không còn nguyên giá trị này nữa.
Chất cám gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng: 100g cám chứa 4g đạm (protein), 18g chất béo (lipid), 24g chất xơ (cellulose), 7,5g chất Mg, 2mg chất sắt. Ngoài ra còn các chất linolenic (chỉ có trong sữa mẹ), niacin, riboflavin, selenium (chất chống ung thư), các chất khoáng...
Trong 100g mầm gạo lứt có chứa Vit B1 (2,83% mg) Vit B2 (0,56%mg) Vit B6 (5,30%mg), Vit E (17,6%mg), acid pantotenic B5 (0,8%mg), acd nicotinic (PP) (24,6%mg), mangan (39%mg). Ngoài ra còn có Vit B12, glutation, acid glutamic, calcium.
So sánh với gạo trắng( lõi bên trong) , gạo lứt có chất đạm nhiều hơn 30 lần, Vit B1 nhiều hơn gấp 4 lần, chất béo hơn 3-5 lần, Vit B5 hơn 4 lần.
LỢI ÍCH TRỊ BỆNH TÁO BÓN CỦA GẠO LỨT:
Gạo lứt có nhiều tác dụng về dinh dưỡng và trị bệnh. Ăn cơm gạo lứt bổ dưỡng hơn cơm gạo trắng. Cám gạo lứt có Vit B1, B6 giúp hoạt động hệ thần kinh tốt hơn. Vit B1 chữa bệnh tê phù. Vit B2, B5, Vit E và Vit PP trong gạo lứt còn tốt cho da, cho tóc. .
Rất nhiều trẻ tự kỷ bị táo bón nặng, gạo lứt giúp trẻ tiêu hóa tốt, tránh được các chứng bệnh của đường tiêu hóa do táo bón như khó tiêu, sình hơi, sốt , đau bụng, ói mữa, nhức đầu . Sự tăng động của trẻ cũng do một phần vì đường tiêu hóa không thông .
Ăn cơm gạo lứt mà nhai kỹ, ta cảm giác có vị ngọt, do tuyến nước bọt trong miệng tiết ra có nhiều enzym phân giải một phần các chất trong cơm gạo lứt, thấm ngay vào máu. Nhai kỹ không chỉ giúp tuyến nước bọt tiết ra dịch vị ở miệng đồng thời cũng giúp cho sự điều hòa nhu động của dạ dày và ruột, đưa phân đi xuống hậu môn tốt hơn, trẻ đi tiêu cũng dễ dàng hơn chống được táo bón một cách tự nhiên.
Ăn cơm gạo lứt cùng với các loại đậu ( đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, trắng, đậu xanh..) thơm ngon , có nhiều chất đạm, chất béo rất bổ dưỡng, dễ tiêu hơn thay thế được chất đạm, chất béo động vật.
CÁCH NẤU CƠM GẠO LỨT:
Ngâm gạo lứt đã được đãi sạch 1 giờ trước khi đưa vào nồi nấu, thêm nước vào nhiều bằng 2 lóng tay trên mặt gạo ( 2 nước 1 gạo ) thay vì một lóng tay như nấu cơm gạo trắng. Nếu nấu nồi cơm thường, chờ nước sôi, bỏ gạo vào, quay đều, đậy nấp lại, cơm cạn nước 20 phút sau, nhỏ lửa lại, cơm chín trong 10 phút. Nếu dùng cơm điện, đèn tự động báo hiệu cơm chín trong 20-30 phút.
Trích trong Y Học Phổ Thông dành cho mọi người
NXB Thanh Niên, Số ra tháng 12.2009