ĐÔI ĐIỀU ĐỌNG LẠI SAU ĐỢT LÀM VIỆC VỚI TS LAYNE PETHICK.

ĐÔI ĐIỀU ĐỌNG LẠI SAU ĐỢT LÀM VIỆC VỚI TS LAYNE PETHICK.
ThS. Huỳnh Ngọc Điền
Mùa thu 2019, TS. Layne Pethick đã trở lại thăm và làm việc với TT Khai Trí, đây là lần thứ 3 trong 3 năm liên tiếp. Lần này theo đề nghị của chúng tôi, Layne chia sẻ một số thông tin cập nhật về bộ não con người và hội chứng tự kỷ. Layne đã có thời gian lưu trú lâu hơn ở TT Khai Trí Củ Chi để có thể quan sát các hoạt động thực tế cả 2 ngày của thầy và trò ở TT, góp ý cho thang lượng giá định kỳ của TT đối với học sinh để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giảng dạy cho từng em và cũng là thước đo cho phương pháp giảng dạy của TT. Chúng tôi cũng có chuyến đi chung lên Đà Lạt, Lâm Đồng vừa để thăm 1 TT nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Bảo Lộc, thăm gia đình 2 phụ huynh có con đang theo học ở Củ Chi, vừa tạo điều kiện cho Layne thư giãn, tham quan núi rừng cao nguyên Lâm Viên trước khi có chuyến bay ra Hà Nội chia sẻ chuyên môn về giáo dục trẻ tự kỷ cho mạng lưới các trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở 1 số tỉnh, thành phía bắc.
TS. Layne Pethick thông tin ngày nay khoa học đã xác định được1 số khác biệt trong não bộ giữa người bình thường và người tự kỷ: hạch hạnh nhân (amygdala) của người tự kỷ nhỏ hơn bình thường, các nghiên cứu đã cho thấy hạch này đóng một vai trò thiết yếu trong việc xử lý ký ức, ra quyết định và phản ứng cảm xúc (bao gồm sợ hãi, lo lắng và giận dữ); nhiều kết nối thần kinh ở người tự kỷ không tự “chết” bớt như ở người bình thường từ tuổi thiếu niên trở đi, dẫn đến bộ não chứa quá nhiều thông tin làm cho người tự kỷ bị “rối rắm”, khó khăn khi ra những quyết định; chức năng điều khiển hoạt động tương tác xã hội ở người tự kỷ bị bế lại, …Những phát hiện này giúp ta hiểu và thông cảm hơn đối với những học sinh đặc biệt của mình, từ đó sẽ có cách giáo dục đặc biệt, phù hợp và mang lại hiệu quả nhiều hơn cho các em.
Theo Layne, trẻ tự kỷ sẽ dễ có tiến bộ hơn khi được:
-Chơi;
-Hoạt động trong môi trường tự nhiên, với vật thật (3 chiều);
-Trò chuyện.
Những hoạt động có sử dụng đồng thời cả 2 tay của trẻ sẽ giúp việc kết nối giữa 2 bán cầu não được tốt hơn, bộ não sẽ khỏe mạnh hơn.
Giao tiếp và những hoạt động tương tác xã hội là khuyết tật chủ yếu, lâu dài nhất của trẻ tự kỷ sẽ dần được cải thiện nếu chúng ta có những hoạt động giáo dục tốt. Để giúp trẻ tự kỷ cải thiện các tương tác xã hội, chúng ta cần tạo nhiều điều kiện cho trẻ thực hành tương tác xã hội, giáo viên và các bạn tốt trước nêu gương cho các bạn yếu hơn, học sinh vì thế cũng sẽ có tình cảm tốt hơn đối với thầy cô của mình. Kỹ năng xã hội chỉ được phát triển trong 1 bối cảnh xã hội cụ thể, đó là môi trường giáo dục ở trường học, môi trường ở gia đình và môi trường xã hội. Môi trường này đối với trẻ tự kỷ cần có:
• Niềm vui
• Sự nhận biết
• Xúc chạm
• Dinh dưỡng
• Sự khuyến khích
• Giao tiếp
• Tính cấu trúc
• Hoạt động thể chất
• Sự thư giãn
• Tính xã hội
Trí nhớ tạm thời của phần lớn trẻ tự kỷ có dung lượng rất hạn chế, đặc biệt khi thông tin là ngẫu nhiên hay mới mẻ, vì vậy để dạy trẻ tự kỷ có hiệu quả hơn, chúng ta cần chia nhỏ nội dung, mỗi lần dạy chỉ đưa ra 1 nội dung mới, lặp đi lặp lại cho trẻ củng cố trí nhớ, rèn luyện kỹ năng nhiều lần cho đến khi thành thục thì trẻ mới nhớ được lâu; nếu thầy cô tham dạy cùng 1 lúc nhiều nội dung mới, trẻ chỉ nhớ 1 trong số đó mà thôi.
Những chia sẻ của TS Layne Pethick tương đồng với những chia sẻ của GS TS bác sĩ Trần Đông A từ 2 năm trước đây khi GS đến thăm TT Khai Trí: những hoạt động vận động thể chất sẽ giúp cho không những cơ thể mà còn cả bộ não được khỏe mạnh. BS Natasha Etherington trong quyển Horticultural Therapy cũng xác định các hoạt động exercise sẽ giúp việc tái tạo các synap tốt hơn. Synap là cấu trúc tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh (nơ-ron) với nhau hoặc với cơ quan phản ứng.
TS Layne Pethick cho rằng TT Khai Trí Củ Chi đã có gần như đầy đủ các yếu tố môi trường giúp cho học sinh tự kỷ phát triển, những hoạt động hàng ngày ở TT rất phù hợp với cơ sở khoa học nghiên cứu về não bộ con người và trẻ tự kỷ.
Trong thực tế, TT Khai Trí đã áp dụng phương pháp “Vận động trị liệu” từ năm 2016, sau khi tổng kết năm học đầu tiên 2015 với các hoạt động nông nghiệp: trồng rau sạch cung cấp cho nhà bếp của TT, trồng bắp nếp cho chính các em ăn. Lúc đó chúng tôi còn chưa biết từ chuyên môn trong tiếng anh là gì, nên tạm mượn từ “motor” trong Gross mottor skill (kỹ năng vận động thô), Fine motor skill (kỹ năng vận động tinh) để dịch sang tiếng anh phương pháp của chúng tôi là “Motor therapy” trong 1 báo cáo cho hội thảo quốc tế ở trường Cao đẳng sư phạm trung ương đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi đọc quyển Horticultural Therapy của Natasha Etherington, chúng tôi đã được củng cố thêm niềm tin rằng mình làm đúng cơ sở khoa học; từ sau khi gặp gở GS Trần Đông A và TS Layne đến nay, lòng tin này càng được vững chắc thêm. Điều này đã được ghi nhận trong các báo cáo tổng kết năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và kế hoạch năm học 2018 – 2019 của chúng tôi.
TS Layne vẫn còn nhớ 1 số em học sinh của TT Khai Trí mà ông đã từng gặp trong 2 lần trước, ông hỏi thăm từng em và rất vui khi biết trong năm qua đã có 3 em học sinh lớp Tiền hướng nghiệp ra hòa nhập, đang học nghề cụ thể để làm việc cho gia đình và cho doanh nghiệp, ông cũng rất vui thấy các em học sinh làm việc vui vẻ trong giờ O.T. buổi sáng (O.T.: Occupational Therapy là tên tiếng anh thường dùng cho hoạt động trị liệu bằng lao động). Mỗi lứa tuổi có cách vận động phù hợp với năng lực của mình. TS Layne cho rằng những hoạt động thiết thực trong buổi sáng sớm và buổi chiều mát, vui chơi ca múa, kể chuyện buổi tối như TT Khai Trí đang làm sẽ giúp các em điều hòa được cảm giác, phát triển cả về thể chất và các kỹ năng làm việc, kỹ năng xã hội, và có niềm vui trong thời gian theo học ở TT, …
Về thang lượng giá của TT Khai Trí, TS Layne cho rằng nó chi tiết và dễ thực hiện hơn so với thang lượng giá mà ông được biết ở Mỹ, thang lượng giá Mỹ gồm 3 mức phát triển, TT Khai Trí đã cụ thể hóa trong mỗi mức còn được chia thành 3 bậc nhỏ hơn, tổng cộng là 9 bậc.
Trong chuyến tham quan Đà Lạt, TS Layne đã gặp gở 2 phụ huynh học sinh có con đang theo học ở TT từ hơn 1 năm qua, cả 2 gia đình đều rất phấn khởi tiếp đón ân cần, chu đáo. Điều này gián tiếp nói lên mức tín nhiệm của phụ huynh dành cho TT Khai Trí. Gia đình em Đức Huy cho biết đã đưa em đi rất nhiều cơ sở kể cả trong và ngoài nước, nhưng ở TT Khai Trí Củ Chi, gia đình yên tâm hơn khi thấy môi trường và phương pháp giáo dục đã đem lại kết quả rõ rệt về sự tiến bộ của Đức Huy.
Trao đổi với TS Layne, không hẹn mà gặp, cả 2 gia đình đều quan tâm đến phương pháp cấy “tế bào gốc – stem cell” mà họ nghe tuyên truyền, quảng cáo khá “hot” trong thời gian gần đây. TS Layne Pethick đã thẳng thắn cho biết vài năm trước đây phương pháp này cũng đã được áp dụng ở Mỹ, nhưng gần đây vì không có kết quả nào rõ ràng đối với trẻ tự kỷ nên nhiều phụ huynh đã không theo đuổi nữa, mặc dù một số công ty ở Mỹ vẫn còn đang quảng cáo; theo TS Layne những công ty này vì mục đích kinh tế của họ là chính!
Đợt tập huấn, chia sẻ của TS Layne Pethick ở Hà Nội là 1 trải nghiệm rất bổ ích đối với những người tham dự, theo nhiều giáo viên tham dự, đến cả vài tuần sau đó các bạn vẫn còn thấy “lâng lâng” cảm xúc! Lúc đầu Ban tổ chức dự kiến chỉ 50 học viên, nhưng đến giờ chót có hơn 200 người tham dự, BTC phải chia làm 2 lớp, TT Khai Trí và TS Layne cùng với ThS. Antoan Arora, người Ấn Độ cùng chia sẻ phụ trách chương trình. Sau lớp tập huấn, chúng tôi cùng đến TT Thiên Thần nhỏ ở Ninh Bình để có buổi dự giờ và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Chúng tôi rất thông cảm với cả 2 TT Kazuo ở Hà Nội và Thiên thần nhỏ ở Ninh Bình vì điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất thiếu thốn, phải thuê nhà tư nhân, không gian chật hẹp, các em học sinh không có khoảng không gian rộng rãi để hoạt động, tắm nắng ngoài trời; các TT lại thiên về can thiệp cá nhân theo giờ, một số không ít phụ huynh vẫn cứ nghĩ rằng để con em mình được can thiệp trong phòng có máy điều hòa, có camera quan sát là điều kiện hiện đại nhất, tốt nhất, và họ theo dõi hoạt động của con em trong khi chờ đợi ở văn phòng.

6
Cũng có 3 lớp mầm non với khoảng 50 em nhưng thời lượng cho tương tác giữa các học sinh với nhau vẫn còn hạn chế, như trò chơi chuyền bóng: chỉ có cô và 1 trò chơi chung với nhau, trong khi các em khác ngồi chung quanh xem, cần có 1 cô trông giữ.
Không chờ đến hết tiết học, cô Võ Thị Thùy và TS Layne Pethick đã chủ động đề nghị các cô thay đổi: cho các em chơi tương tác chung cả lớp, cả khách và chủ cùng ngồi vòng tròn chơi chuyền bóng chung, không khí lớp học, gương mặt các em tươi tỉnh hẵn lên.
Layne vốn đã có 26 năm làm giáo viên mầm non, anh có ý chí học lên đến Tiến sĩ (PhD – ABD) hiện anh là chuyên gia về can thiệp hành vi/ tự kỷ cho những học sinh đặc biệt (Behavior/Autism Consultant - Special Population) thuộc vùng 10 bang Texas (USA); chúng tôi đã có 1 lần đến tham quan nơi làm việc của TT vùng 10 Texas, thành phố Dallas, văn phòng của anh cũng khá đặc biệt: không có ghế ngồi vì anh không cần dùng đến, anh luôn đi khắp nơi. Phong cách làm việc và giảng dạy của anh thật sống động; ít khi học viên được ngồi yên lâu quá 30 phút, qua mỗi nội dung mới, anh lại đề nghị học viên đứng lên làm các bài tập có liên quan, nhất là trò chơi sử dụng cả 2 tay với 2 loại động tác khác nhau để làm cho não khỏe, học viên rất thích thú và luôn tươi tỉnh, hiệu quả tiếp thu nhờ vậy rất cao.

8
Dường như Layne đã “cảm” Việt Nam và TT Khai Trí, anh nói rằng anh sẽ còn trở qua lần nữa.
Trong niềm vui của ngày nhà giáo Việt Nam, tôi lại nhớ đến Layne Pethick, anh đã được xem như 1 trong những người thầy của TT Khai Trí, đã thiết thực góp phần vào những tiến bộ trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy dỗ các thiên thần bé nhỏ của chúng tôi; như vậy trong 1 năm Layne đã có 2 ngày được tri ân đối với nghề giáo của mình, chúng tôi được biết ngày nhà giáo ở Mỹ là ngày thứ Ba của tuần đầy đủ (full week) đầu tiên trong tháng 5 hàng năm, như năm 2019 này là ngày 07 tháng 5 vừa qua. Chúc mừng Layne Pethick!

A precious memory with DR LAYNE PETHICK.

MA. Huỳnh Ngọc Điền
Fall 2019, Dr Layne Pethick returned to visit and work with Khai Tri Center, marked the 3rd time during 3 consecutive years. His return as per our invitation, Dr Layne shared several information updated on human brain and autism. Dr Layne spent longer time at Khai Tri Center in Cu Chi province to observe the vivid activities of teachers and students on 2 days, and advise for the assessment tools for adolescent students, this is also a measure for the center and individual development plan as well. We also had a trip together to Dalat highland to visit one center for disables in Bao Loc, visit former student of Khai Tri and his family, and also to have Dr Layne to relax, sight-seeing before the flight to Hanoi (sharing knowledge about education for students with ASD for the Network of Autism in several provinces in the north).ts1
Dr Layne Pethick shared that scientific report currently shows that there is difference in the brain of typical children and children with ASD: amygdala of the ASD children is smaller than typical ones. Research shows that the amygdala plays a critical role in memory processing, decision-making and emotional response (included fear, anxiety and anger); the brain pruning in ASD people does not happen as typical ones from adolescent stage onwards, as such the brain is cumbersome, difficult for them to make decision, impairment in social interaction, etc. These findings help us to understand and sympethize our special students, and then provide them with an appropriate and effective education.

According to Dr Layne, students with ASD will be progressive when being provided with:
-Play;
-Nature (with 3D)
-Talk.
The activities with using both hands activate the 2 hemispheres of the brain and build a stronger brain.
Communication and social interaction are two main impairments in children with ASD, need proper intervention to make them better. To help children with ASD improve their social interaction, we need to provide them more opportunities to be in the social circumstances, teachers and better students can be role models, and as such students will also have a connectivity with their teachers and peers. Social skills are only developed when being put in a specific social context, that is the school, home and society. These environments consist of:
• Joy
• Awareness
• Touch
• Nutrition
• Encouragement
• Communication
• Structure
• Physical activity
• Relaxation
• Society

ts2
Working memory of almost children with ASD has a limited capacity, especially when information is spontaneous or new. Thus, to teach them more effectively, we need to chunk the content in more specific items, only teach 1 piece at a time, repeat again the content to reinforce until it can be comprehensive. If teachers are greedy to teach many contents at a time, then the students only remember only one piece.
Sharings of Dr Layne Pethick are compatible with the sharings of Professor and Medical Doctor Trần Đông A when he visited Khai Tri center 2 years ago: physical activities are beneficial not only for the body and the brain as well. Doctor Natasha Etherington in the Horticultural Therapy book also affirm that exercises will help synapses connect better. Synapses are the connections between neurons and other receptors.
Dr Layne Pethick believes that Khai Tri center has almost full of environmental materials that help students with ASD progress, daily activities at Khai Tri are compatible with scientific base on human brain and children with ASD.3
In reality, Khai Tri applied Occupational Therapy from 2016, after finalization of the first academic year of 2015 with horticulture activities: plant organic vegetables to supply for the center kitchen, plant corns. At that time, we didn’t know how to use the definition in English, so we borrow the motor term in Gross mottor skill, Fine motor skill, to translate into English our methodology as “Motor therapy” in a publication for international conference at the College of Pedagogy in Ho Chi Minh City. Once reading the Horticultural Therapy book of Natasha Etherington, we were reinforced with a belief that we went in the correct journey. After meeting Professor Trần Đông A and Dr Layne until now, this belief is stronger. This is recorded in the finalization report of academic year 2016 – 2017, 2017 – 2018 and action plan 2018 – 2019.

4
Dr Layne still remember several students of Khai Tri that he had met 2 times before, he asked about them and were delighted to know that 3 of them in pre-vocational class were participated into the community already, currently following the vocational program and working for the family business. Dr Layne also felt fascinated to see the students worked joyfully in the Occupational Therapy session every morning. Every age has an appropriate activity to their capability. Dr Layne affirmed that the utility of every morning and afternoon activities, dancing and singing, story telling as Khai Tri currently organize that helps them in sensory integratio, develop both physically and mentally, and other skills such as: working, social, and joys during the time studying at Khai Tri.
Regarding the assessment tool of Khai Tri, Dr Layne upholds that it is more specific and easy to conduct than the assessment tools he knew in the US. Assessment range in the US consists of 3 levels, while Khai Tri divides into 3 sub-levels each, so totally 9 levels.
During the trip to Dalat highland, Dr TS Layne met 2 parents who have a child studying at Khai Tri for 1 year, 2 parents are happy and attentive. This also reflect the belief of parents to Khai Tri prestige. Parents of Duc Huy reported that they brought him to many centers (both domestic and international). But at Khai Tri center in Cu Chi, they feel content to see the environment and methodology that brought Duc Huy a vivid progress.
Discussing with Dr Layne, 2 parents are concerned about “stem cell” technology that they heard about as the hot trend recently. Dr Layne Pethick affirmed that several years ago, this technology was also applied in the US, but there is no specific result in children with ASD, so parents are not continuously following, eventhough there are some companies still advertise for it. According to Dr Layne, these companies are operating based on their commercial purposes.

5

The workshop Dr Layne conducted in Hanoi was a fruitful experience for the participants. According to many participants, they still felt rapture several weeks after the workshop. The organizer predicted only 50 participants at first, but there were actually 200 eventually. The organizer had to split up into 2 classes. Khai Tri Center, Dr Layne and Master Antoan Arora (Indian) are in charge as speakers. After the workshop, we came to Thiên Thần Nhỏ Center in Ninh Binh to observe and share our experience to each other. We understand the both Kazuo center in Hanoi and Thiên thần nhỏ in Ninh Binh as they have limited facilities, need to rent the building, space is not large enough, students don’t have outer space to play. Centers are more in hourly intervention. Many parents think that allowing their children intervened in a closed room with air-conditioner and camera is the modern setting, they are able to observe their children. There are 3 preschool classes with around 50 students but the time for interaction is limited, as the passing the ball game: there is teacher and one child playing to each other, while other students sitting around to watch (other teacher taking care of them).

7
Not waiting until the end of the class, Ms Võ Thị Thùy and Dr Layne Pethick proactively suggest the teachers to make a small change: allowing all students to interact together, guests and host played together. The atmosphere and feeling of students are getting better. Dr Layne had 26 years working as preschool teacher, strove to follow Doctorate program. He is major in behavior intervention for students with ASD and other disabilities (Behavior/Autism Consultant - Special Population) Region 10, Texas (USA). We had a chance to visit his workplace. His office is quite special, no chairs because he doesn’t need them, he walks constantly. His working and teaching attitude is vivid, participants are rarely sit still over 30 minutes. In every new content, he asks the audience to stand up to do exercises, such as the game using both hands with different actions to build a strong brain. The participants are delighted and always awake, and effectivness of the lesson is always high.
Perhaps Dr Layne fell in love with Vietnam and Khai Tri Center, he said that he will be coming back again.
In the contentment of Vietnam Teacher’s Day , I think about him. He is so-called the lecture of Khai Tri Center, contributed to the progress in developing teaching staff to bring back to the students. So, Layne is appreciated for 2 days in a year, one is the American teacher’s day in the first Tuesday of May, in 2019 that was the May 7th. Congratulations Layne Pethick!9